Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ,Ănthựcphẩmnhiềuchấtnhờnnhưđậubắpmồngtơicógiúptrịđaukhớgaixinh Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3 cho biết, thoái hóa khớp là bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tổn thương sụn, kèm theo là phản ứng viêm và hiện tượng giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn điểm nối giữa hai đầu xương. Đây là tình trạng lão hóa của khớp. Sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi,…
"Hiện không có thực phẩm nào giúp điều trị bệnh thoái hóa khớp. Khớp hoạt động trơn tru là nhờ cấu trúc lớp sụn khớp khỏe mạnh, trơn láng và lượng dịch khớp do màng hoạt dịch tiết ra đủ chất lượng chứ không phải do chất nhờn từ thực phẩm. Khi chúng ta ăn đậu bắp, mồng tơi,… thức ăn sẽ được hệ tiêu hóa chuyển thành chất dinh dưỡng đưa tới những bộ phận của cơ thể như các thực phẩm khác", bác sĩ Vũ phân tích.
Không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm
Đậu bắp, mồng tơi… chứa hàm lượng lớn canxi, axit folic, chất xơ và các loại vitamin như vitamin A, C sẽ giúp xương chắc khỏe. Tuy vậy, nếu sử dụng liên tục, hoặc quá nhiều, đều không có lợi cho sức khỏe. Ví dụ đậu bắp còn chứa lượng lớn oxalat, ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận dạng canxi oxalat. Đậu bắp chứa nhiều chất xơ, ăn nhiều dễ bị tiêu chảy,…
Theo bác sĩ Vũ, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm mà nên kết hợp đa dạng các thực phẩm khác nhau trong bữa ăn để có thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.
Người bệnh cần tăng cường ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, D, K,.., ăn cá và dầu hạt như óc chó, oliu có chứa nhiều omega 3 và khoáng chất đặc biệt là canxi có trong sữa, phô mai, rau trái xanh đậm màu... để hỗ trợ xương chắc khỏe, góp phần tự sửa chữa tổn thương trong khớp.
Cần duy trì cân nặng lý tưởng, có chế độ ăn khoa học và tập thể dục hợp lý, tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt hằng ngày (nằm võng lâu, ngồi xổm, đứng lâu, ngồi lâu,…).
Bác sĩ Vũ cho biết, trường hợp bị thoái hóa khớp có sưng đau khớp cấp nên để khớp nghỉ ngơi trong giai đoạn viêm cấp. Sau giai đoạn viêm cấp, nên vận động khớp (tăng dần theo sức của người bệnh và trong tầm vận động của khớp), để tránh cứng khớp, teo cơ,… Không nên vận động khớp liên tục, quá mức và cần có người hướng dẫn, tránh làm tổn thương thêm khớp. Sau khi tập, nếu thấy người rem nhẹ, nhức mỏi nhẹ về đêm, ngủ ngon thì đã tập đúng, đủ. Ngược lại, nếu đau nhức nhiều thì có nghĩa bài tập không thích hợp, vận động quá mức, cần nghỉ ngơi. Cần tránh những bài tập làm tăng áp lực chịu tải lên khớp như chạy bộ cường độ cao, nên đi bộ, bơi lội,…