Thông tin từ Bộ VH-TT-DL cho biết,ừngcóbaonhiêuphươngánhồihươngấnvàngHoàngđếchibảkenh14 thời điểm ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được nhà đấu giá Millon đưa thông tin đấu giá lên mạng, đã có nhiều cuộc họp bàn để hồi hương ấn quý.
Thông thường có 3 giải pháp trong trường hợp này: thông qua ngoại giao, đấu tranh pháp lý và đấu giá trực tiếp. Tuy nhiên, giải pháp đấu tranh pháp lý không khả thi do hồ sơ pháp lý yếu, chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh cổ vật thuộc sở hữu của Việt Nam bị thất lạc. Giải pháp đấu giá trực tiếp không khả thi do không đủ nguồn lực tài chính.
Chính vì thế, Bộ VH-TT-DL đề xuất lựa chọn giải pháp hồi hương ấn "Hoàng đế chi bảo"thông qua ngoại giao. Giải pháp này đã được sự thống nhất của các bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Công an, Tài chính.
Theo đó, các bộ cũng nhất trí đàm phán, thương lượng để thực hiện lần lượt các bước theo thứ tự. Bước 1, tạm dừng đưa cổ vật ra đấu giá. Bước 2, thương lượng để Việt Nam được mua trực tiếp không qua đấu giá và thỏa thuận giá mà Việt Nam được mua. Bước 3, kêu gọi các tổ chức, cá nhân mua cổ vật và đưa về Việt Nam. Bước 4, sử dụng ngân sách nhà nước để mua cổ vật (trong trường hợp không kêu gọi được tổ chức, cá nhân mua).
Mang ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' về Việt Nam, chủ ấn có được bán không?
Việc tổ chức cá nhân mua ấn "Hoàng đế chi bảo" đưa về Việt Nam được đánh giá là phương án ưu tiên, cũng là phương án khả thi nhất trong điều kiện thời gian quá gấp.
Phương án này được đưa ra với quan điểm chỉ cần hồi hương được ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" mà không đặt nặng vấn đề chiếc ấn sẽ thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân. Tổ chức, cá nhân mua được chiếc ấn có thể tự nguyện hiến tặng cho Nhà nước hoặc giữ sở hữu với cam kết sẽ trưng bày, giới thiệu, phát huy giá trị tới đông đảo công chúng và Nhà nước được quyền ưu tiên mua lại (theo quy định tại khoản 2 điều 43 luật Di sản văn hóa).
Nhà nước cũng tính đến 2 khả năng xảy ra khi ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được tổ chức, cá nhân mua về nước. Họ có thể hình thành bộ sưu tập tư nhân, sở hữu tư nhân tuy nhiên cần có cam kết ưu tiên Nhà nước mua lại ấn vàng nhằm hoàn thiện sưu tập cổ vật triều Nguyễn, phục vụ nhiệm vụ bảo quản, phát huy giá trị di sản văn hóa và các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc ở phạm vi quốc gia. Giá mua khi đó tối đa bằng giá đã mua của hãng đấu giá Millon và các khoản thuế, phí hợp lý. Trường hợp nữa là họ hiến tặng Nhà nước.
Nhà nước cũng tính đến việc không có tổ chức, cá nhân đứng ra mua ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" để hồi hương. Lúc đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Bộ VH-TT-DL) sẽ được giao đàm phán mua và quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị, để hoàn thiện bộ sưu tập của bảo tàng. Đây là phương án dự phòng. Kinh phí mua ấn vàng từ nguồn ngân sách nhà nước (chi thường xuyên) với mức giá không vượt quá mức giá trần khởi điểm do hãng đấu giá niêm yết trên trang website của hãng là không vượt quá 3 triệu euro (tương đương khoảng 72 tỉ đồng), chưa bao gồm các khoản thuế, phí liên quan theo quy định của Pháp (ước tính khoảng 20%).
Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trong quá trình trưng bày, ngoài việc bán vé, có thể kêu gọi tài trợ, công đức gây quỹ để bù đắp cho chi phí "hồi hương" ấn vàng "Hoàng đế chi bảo". Việc kêu gọi này đồng thời cũng có thể chuẩn bị cho nguồn quỹ di sản để có thể chủ động trong việc hồi hương cổ vật Việt Nam trong tương lai.
Một phương án khác cũng được đưa ra để chuẩn bị. Đó là, trong trường hợp không thực hiện được bước 3 và bước 4 nêu trên (không đạt các thỏa thuận thực hiện việc mua trực tiếp), Bộ VH-TT-DL đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bộ tiếp tục phối hợp với các bộ Ngoại giao, Tư pháp, Công an, Tài chính triển khai việc thu thập tài liệu, tư liệu lịch sử và các chứng cứ pháp lý nhằm thực hiện việc đấu tranh pháp lý hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo".
Trên thực tế, đã có tổ chức, cá nhân đứng ra đại diện nhận mua ấn vàng "Hoàng đế chi bảo". Ngày 16.11, lễ chuyển giao ấn vàng đẹp nhất thời Nguyễn này từ Pháp về Việt Nam đã diễn ra tại Pháp.